Thứ Tư,16/10/2024 02:53:54 GMT +7

Kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân đơn giản

Kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân đơn giản. Chi tiết cách thực hiện cho từng giai đoạn, những sai lầm cần tránh. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của lichthidau247.com

Kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân

Trong thi đấu bóng đá, kỹ thuật đá bóng bằng má trong thường được sử dụng nhằm để chuyền bóng ở cự lý xa và trung bình. Nó cũng được thực hiện để sút phạt trực tiếp vào cầu môn đối phương hoặc đá phạt góc, và phát bóng đối với thủ môn.

Kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân
Kỹ thuật sút bóng bằng má trong bàn chân

Những giai đoạn thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân

Theo các chuyên gia đá bóng thì kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân bao gồm có 5 giai đoạn.

Xem thêm: TOP những sân bóng lớn nhất Việt Nam hiện tại

Xem thêm: Gã khổng lồ xứ Catalan là biệt danh của đội bóng nào

Giai đoạn chạy lấy đà

  • Đặc điểm: Do đặc điểm tiếp xúc bóng bằng má trong, nên chạy lấy đà của kỹ thuật này chếch với hướng đá bóng đi khoảng 45 độ.
  • Tốc độ: Tốc độ tăng dần, bước ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh bước cuối cùng khi đặt chân trụ.
  • Bước cuối: Bước cuối cùng khi chuẩn bị đặt chân trụ phải dài để giảm độ lao của cơ thể về phía trước, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn tiếp theo. Thân người hơi ngả vào phía trong, đường chạy đà hơi vòng.
  • Cự ly: Đá bóng “chết” cự ly chạy đà là 6 – 7 mét.

Giai đoạn đặt chân trụ

  • Tác dụng: Tạo điểm tựa vững chắc cho trọng tâm cơ thể khi chuyển động ở tốc độ lớn để chân đá có thể tự do hoạt động.
  • Đặt chân trụ: Bẻ chân ra phía ngoài để mũi chân thẳng với hướng định đá bóng. Thứ tự đặt chân trụ là từ gót chân chuyển qua má ngoài rồi tới mũi bàn chân.
  • Tư thế: Thân người nghiêng về phía chân trụ và hơi ngả về sau, đầu gối chân trụ hơi khuỵu để giữ thăng bằng. Trọng tâm cơ thể dồn vào chân trụ.
  • Vị trí: Chân trụ đặt cách bóng chừng 20 – 30 cm về phía bên và lùi về phía sau của bóng một chút. Tùy tầm vóc và đặc điểm của từng cầu thủ mà đặt chân trụ cho thích hợp.

Giai đoạn vung chân lăng của kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân

  • Đường vung: Do đường chạy đà hơi vòng và lệch hướng đá 45 độ nên động tác vung chân có khác khi đá bóng bằng lòng bàn chân.
  • Vung chân về sau: Đùi hơi mở ra do ảnh hưởng của các cơ duỗi dạng và xoay đùi ra ngoài. Đường vung chân về sau hơi chếch về phía chân trụ.
  • Thăng bằng: Tay đối diện với chân lăng đánh mạnh về sau, thân người ngả vặn đối lập với hướng vung chân tạo tư thế cơ thể căng ra như hình cánh cung.
  • Vung chân về trước: Bàn chân duỗi hết và hơi bẻ ra ngoài, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp xúc bóng. Động tác này làm cho đùi hơi khép lại và khi đùi gần tới phương thẳng đứng, đường chuyển động của chân gần như thẳng hàng với đường sút bóng. Tay đối diện với chân đá và thân người gập xuống vừa giữ thăng bằng vừa hỗ trợ hoạt động của cơ chân.

Giai đoạn tiếp xúc bóng của

Giai đoạn tiếp xúc bóng
Giai đoạn tiếp xúc bóng
  • Vị trí tiếp xúc: Cạnh trong của xương giữa bàn chân. Đường vung chân khi đá má trong tạo thành một mặt phẳng cắt mặt phẳng của đất bằng một góc nhọn.
  • Tiếp xúc bóng: Bàn chân bẻ ra ngoài nhưng giữ ở tư thế vững chắc, má trong bàn chân tiếp xúc đúng phía sau của bóng và lực đá thông qua tâm bóng về phía trước.
  • Đường bóng: Đường bóng đi xoáy như hình quả chuối.

Giai đoạn kết thúc

  • Hạ chân: Khi đá bóng đi, tiếp tục đưa hông về trước. Chân đá sau khi vung về trước hạ xuống đất, tiếp tục bước một vài bước để giảm tốc độ chuyển động của cơ thể.
  • Thả lỏng: Sau khi tiếp xúc bóng, chân đá vung sẽ làm tư thế người hơi bị vặn nên cần làm động tác thả lỏng để cơ bắp trở lại hoạt động nhẹ nhàng.
  • Giữ thăng bằng: Hai tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân

Những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật sút bóng bằng má trong bàn chân

  • Chạy đà gò bó, động tác không tự nhiên, không có tính nhịp điệu.
  • Chân trụ đặt quá xa hoặc quá gần với bóng và mũi bàn chân trụ không thẳng hướng với hướng đá bóng đi.
  • Gối chân trụ không khuỵu và trọng tâm không dồn vào chân trụ.
  • Mu bàn chân không duỗi hết và tiếp xúc lệch tâm bóng, bóng đi xoáy không đúng mục tiêu.
  • Cổ chân không chắc, khi tiếp xúc bóng thường bị lật sang lòng bàn chân.
  • Mũi bàn chân không chúc xuống mặt phẳng của đất một góc nhọn, điểm tiếp xúc bóng không đúng phần mu trong.
  • Thân trên ngả ra sau hoặc đổ về trước quá nhiều làm giảm lực tác động và ảnh hưởng đến góc bay của bóng.

Cách khắc phục lỗi thường gặp khi đá bóng bằng má trong bàn chân

  • Xây dựng khái niệm về kỹ thuật chính xác cho người tập.
  • Tập mô phỏng nhiều lần động tác chạy và tiếp xúc bóng.
  • Bố trí tập theo nhóm để cùng nhau sửa chữa những động tác sai.
  • Thực hiện động tác với tốc độ chậm.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật đá bóng

  • Kiểm soát lực đá bóng: Điều chỉnh lực đá phù hợp với khoảng cách và mục tiêu của đường chuyền hoặc cú sút.
  • Quan sát mục tiêu : Luôn quan sát mục tiêu trước khi thực hiện động tác đá bóng để tăng độ chính xác.
  • Luôn rèn luyện thường xuyên : Kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân đòi hỏi sự rèn luyện và thực hành thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân là một kỹ năng cơ bản nhưng rất quan trọng trong bóng đá. Việc nắm vững và thực hành kỹ thuật này sẽ giúp bạn kiểm soát bóng tốt hơn, chuyền bóng chính xác và thực hiện các pha tấn công hiệu quả hơn trong trận đấu. Rất hy vọng thông tin bài viết đã mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Liên kết hữu ích

  • - Dữ liệu bong da so trong ngày